Phát hiện từ sớm các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là điều mà phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, nhất là trong “giai đoạn vàng” từ 0 – 6 tuổi nhằm can thiệp kịp thời cho trẻ. Vậy làm thế nào để phụ huynh biết con có mắc chứng tự kỷ hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thông tin chi tiết!
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời do rối loạn thần kinh gây ra, thường khởi phát từ lúc trẻ từ 0 – 3 tuổi. Bởi vì chức năng hoạt động của não bộ bị khiếm khuyết ở nhiều mức độ khác nhau nên trẻ gặp khó khăn trong các tương tác xã hội cũng như giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Bên cạnh đó, hành vi, sở thích hay các hoạt động sinh hoạt cũng khá hạn hẹp, chỉ mang tính lặp đi lặp lại.
Tự kỷ có thể diễn ra ở bất cứ đứa trẻ nào, giới tính nào
Hiện nay, giới chuyên môn vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây ra do mức độ phức tạp của các rối loạn cũng như các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Di truyền hoặc yếu tố môi trường cũng có thể là một trong những lý do, nhưng chắc chắn rằng, sự chăm sóc của gia đình không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ. Mặc dù vậy, gia đình góp phần quan trọng trong việc phát hiện các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ và cải thiện tình trạng của trẻ.
3 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ phụ huynh cần nắm rõ
Nhìn về góc độ chuyên môn, tự kỷ là một “phổ” rối loạn, vì vậy, biểu hiện của từng trẻ sẽ có những khác biệt nhất định. Mặc dù vậy, trẻ mắc hội chứng này đều có tình trạng chung là khó khăn trong quá trình giao tiếp cũng như tương tác xã hội. Dưới đây là 3 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ hoặc có nguy cơ tự kỷ mà phụ huynh cần lưu ý:
Trẻ ngại giao tiếp, ít tương tác xã hội hay chia sẻ cảm xúc
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ phổ biến nhất chính là khó khăn trong giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh. Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường không hoàn thiện, trẻ có thể bị câm hoặc chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Một số trường hợp khác, trẻ xuất hiện tình trạng chậm nói, không hiểu ngữ nghĩa, thiếu tính diễn cảm.
Giao tiếp mắt, cử chỉ, điệu bộ hay bộc lộ cảm xúc đều là những khó khăn lớn đối với trẻ tự kỷ, đây cũng là biểu hiện rõ ràng cho nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Trẻ rất ít tiếp xúc xã hội, thường biểu hiện sự cô lập, khép mình khi bước vào môi trường lớn hơn ngoài gia đình. Trẻ có xu hướng tránh né người đối diện và khá dửng dưng, kể cả đối với người thân trong gia đình.
Hành động hay chơi đùa bằng những cách thức khác lạ
Phụ huynh có thể quan sát cách trẻ chơi đùa, sinh hoạt hằng ngày để nhận định về dấu hiệu trẻ bị tự kỷ. Trẻ thường lặp đi lặp lại những hành vi quen thuộc, có khuynh hướng định hình, thiếu tính khám phá xã hội và rất hạn chế, cứng nhắc, không sáng tạo. Có nhiều trẻ thể hiện sự gắn bó bất thường với một số đồ vật nhất định, đôi khi kèm theo các động tác như ngửi, liếm.
Một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ rõ ràng mà phụ huynh không thể bỏ qua chính là những hành vi kỳ lạ và xu hướng thích chơi một mình. Trẻ em nói chung thường rất hiếu động, thích chơi đùa cùng bạn bè ở những nơi đông vui, nhộn nhịp. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thì hoàn toàn ngược lại khi chỉ thích sống trong không gian của riêng mình và gắn bó với những món đồ mà trẻ thân quen như gấu bông, búp bê, mèo,… Thậm chí, trẻ sẽ cảm thấy bất an, hoảng sợ và tức giận nếu đồ vật mà trẻ gắn bó bị mất hay hư hỏng. Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu trẻ hay đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn hay tự gây thương tích cho chính mình, đó sẽ là những cảnh báo đáng ngại cho chứng tự kỷ ở trẻ.
Trẻ gặp khó khăn khi học cử chỉ, học nói và làm theo chỉ dẫn
Đối với trẻ tự kỷ, việc tiếp thu kiến thức hoặc làm theo hướng dẫn của người lớn gặp rất nhiều trở ngại. Trẻ không thể bắt kịp chương trình học tập như bạn bè đồng trang lứa và thường không tập trung lắng nghe các sự chỉ dẫn từ thầy cô hay cha mẹ.
Khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng cơ bản là một trong những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ
Ngoài 3 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ trên, một số trẻ còn biểu hiện những khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn ăn uống, chống đối xã hội hoặc vận động chậm chạp. Những biểu hiện này sẽ xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau và có thể diễn ra gián đoạn hoặc liên tục, thường xuyên.
Phụ huynh có thể can thiệp cho trẻ tự kỷ tại nhà hay không?
Gia đình là nơi gắn liền với sự khôn lớn, trưởng thành của trẻ và các bậc phụ huynh chính là người hiểu cũng như yêu thương trẻ nhất. Chính vì vậy, phụ huynh có thể đồng hành, giúp đỡ trẻ học các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, cải thiện những khiếm khuyết, rối loạn. Phụ huynh hoàn toàn có thể trở thành những “thầy cô” đặc biệt, giúp trẻ từng bước tìm lại nhịp độ phát triển bình thường. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, phụ huynh cần thực hiện các phương pháp can thiệp sớm tốt cho trẻ, cùng trẻ hoàn thiện 4 mảng kỹ năng cơ bản gồm: Tương tác xã hội, ngôn ngữ, bắt chước về mặt xã hội và kỹ năng chơi.
Phụ huynh có quyền tham gia các lớp can thiệp tại Happy Ant cùng trẻ
Mặc dù có thể can thiệp cho trẻ tại nhà nhưng phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến các địa chỉ uy tín để thăm khám, sàng lọc và đưa ra lộ trình, hướng dẫn cụ thể, phù hợp với tình trạng của trẻ. Happy Ant là một trong những trường can thiệp sớm được nhiều phụ huynh tin tưởng khi sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ chuyên viên, giáo viên Giáo dục đặc biệt giàu kinh nghiệm, sẵn sàng yêu thương, đồng hành cùng trẻ. Trường Can Thiệp Sớm Happy Ant còn là đơn vị đầu tiên tại Thành phố Thủ Đức để phụ huynh cùng tham gia lớp học với trẻ và có đánh giá định kỳ, giúp phụ huynh theo dõi sự thay đổi, phát triển của trẻ từng ngày. Đặc biệt, nhà trường cũng sẽ phối kết hợp chặt chẽ với gia đình thông qua trao đổi, chia sẻ các phương pháp can thiệp tại nhà, cùng phụ huynh mang đến cho trẻ tự kỷ một tương lai tốt đẹp.
Kết luận
Trên đây là 3 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm. Tự kỷ là một mối đe dọa lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ, đặc biệt là trong “giai đoạn vàng” từ 0 – 6 tuổi. Chính vì vậy, ngay khi thấy trẻ có các biểu hiện rối loạn, khiếm khuyết, phụ huynh hãy đưa trẻ tới Happy Ant để được tư vấn chi tiết về quy trình can thiệp, khắc phục tối đa những hệ quả khôn lường của chứng rối loạn phổ tự kỷ.