Đây là hình thức can thiệp trực tiếp Một giáo viên – Một trẻ, chương trình được xây dựng cá nhân hóa theo nhu cầu của từng trẻ, có ưu điểm là lấy trẻ làm trung tâm nhằm tập trung cải thiện các khó khăn và hạn chế của trẻ.
Đây là hình thức can thiệp trực tiếp Một giáo viên – Một trẻ, chương trình được xây dựng cá nhân hóa theo nhu cầu của từng trẻ, có ưu điểm là lấy trẻ làm trung tâm nhằm tập trung cải thiện các khó khăn và hạn chế của trẻ.

Individual Therapy

Chương trình can thiệp cá nhân

Khi nào trẻ cần can thiệp Individual therapy?
  • Trẻ có các biểu hiện của sự rối loạn phát triển ngôn ngữ (chậm nói, nói ngọng).
  • Trẻ có các biểu hiện tăng động, giảm chú ý, không thể tham gia vào quá trình học tập theo đúng độ tuổi.
  • Trẻ có các biểu hiện của giảm sút trí tuệ, khiếm khuyết về ngôn ngữ, hành vi, kết nối – giao tiếp xã hội.
  • Trẻ có các biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ.
  • Trẻ đã được các chuyên gia có chuyên môn về Tâm lý – Giáo dục đặc biệt thăm khám sàng lọc, đánh giá và chỉ định cần can thiệp sớm.
  • Quy trình can thiệp Individual therapy.

    01

    Đánh giá trước can thiệp:

    Cô Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc chuyên môn Giáo dục đăc biệt – âm ngữ trị liệu trực tiếp thực hiện các đánh giá:

    Đánh giá ngôn ngữ và giao tiếp nhằm xác định:

    • Tình trạng hiện tại về ngôn ngữ và giao tiếp, mức độ bắt đầu can thiệp.
    • Những trở ngại ảnh hưởng đến việc học tập và tiếp thu ngôn ngữ.
    • Các phương thức giao tiếp bổ trợ và thay thế phù hợp.
    • Kĩ thuật, biện pháp dạy hiệu quả nhất.
    • Bối cảnh/môi trường có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của trẻ. Công cụ đánh giá có thể là các bảng kiểm ngôn ngữ và giao tiếp, thực hiện qua các hoạt động phỏng vấn và quan sát trẻ.
    • Đánh giá hành vi có vấn đề và hệ quả.
    • Đánh giá tư duy/nhận thức và kĩ năng học tập ở trẻ lớn.

    02

    Xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân hóa theo lộ trình dài hạn – trung hạn – ngắn hạn:

    • Giám đốc chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch can thiệp dài hạn, sau đó tổ chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết trung và ngắn hạn cho trẻ (Kế hoạch can thiệp sẽ được gửi đến phụ huynh).

    03

    Trả kết quả và thảo luận cùng phụ huynh về chương trình can thiệp:

  • Toàn bộ kết quả đánh giá cùng kế hoạch can thiệp chi tiết sẽ được thảo luận cụ thể cùng phụ huynh (hoặc người giám hộ hợp pháp)
  • 04

    Thực hiện can thiệp Individual Therapy:

    • Dựa trên kế hoạch đã được Happy Ant cùng phụ huynh thống nhất, tổ chuyên môn tiến hành can thiệp cho trẻ. (Phụ huynh được tham gia cùng trẻ và Phiếu theo dõi kết quả học tập sẽ gửi đến phụ huynh hàng tuần)

    05

    Lượng giá định kì mỗi 3 tháng – 6 tháng:

    • Sau mỗi giai đoạn 3-6 tháng, Happy Ant sẽ tổ chức đánh giá nhằm xác định mức độ phát triển kĩ năng thích ứng; trí tuệ; khả năng học tập của trẻ và cùng gia đình trao đổi tiến trình tiếp theo.
    Thời lượng can thiệp Individual Therapy
  • Đối với mỗi trẻ sẽ có thời lượng can thiệp theo hình thức Individual Therapy khác nhau, có thể là 1 tiếng – 2 tiếng/ ngày hoặc hơn tùy thuộc vào độ khó khăn và hạn chế của trẻ.
  • Ai là người can thiệp Individual Therapy
  • Cô Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc chuyên môn Giáo dục đặc biệt – Âm ngữ trị liệu Happy Ant (Cử nhân Giáo dục đặc biệt loại giỏi Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Chuyên viên âm ngữ trị liệu do Tổ chức TFA – Australia phối hợp cùng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo) sẽ là người khám sàng lọc, đánh giá và xây dựng kế hoạch can thiệp trong dài hạn cho trẻ.
  • Tổ chuyên môn Giáo dục đặc biệt gồm các giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ xây dựng kế hoạch can thiệp chi tiết và trực tiếp thực hiện can thiệp cho trẻ.
  • Chương trình can thiệp Individual Therapy.

    Chương trình phát triển kỹ năng tiền ngôn ngữ

  • Giúp trẻ thay đổi/cải thiện về các kĩ năng như tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, lựa chọn, lắng nghe so với thời điểm trước khi can thiệp.
  • Thời gian can thiệp: Tùy vào mức độ khó khăn của trẻ.
  • Chương trình phát triển kỹ năng chơi

  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi đùa, việc này giúp trẻ có cơ hội phát triển kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức và tương tác xã hội, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ.
  • Thời gian can thiệp: Mỗi tuần từ 3-6 tiếng (tùy tình trạng của trẻ).
  • Chương trình phát triển kỹ năng sống hàng ngày

  • Giúp trẻ thay đổi/cải thiện về các kĩ năng như sinh hoạt cá nhân, các sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, các kỹ năng sinh hoạt ngoài cộng đồng.
  • Thời gian can thiệp: Mỗi tuần từ 3-6 tiếng (tùy tình trạng của trẻ).
  • Chương trình phát triển kỹ năng xã hội

  • Chương trình phát triển kỹ năng xã hội: Giúp trẻ thay đổi/cải thiện về các kĩ năng như chia sẻ, lắng nghe, giao tiếp và hợp tác giúp đỡ người khác.
  • Thời gian can thiệp: Mỗi tuần từ 3-6 tiếng (tùy tình trạng của trẻ).